Thành lập địa điểm kinh doanh, hồ sơ, cơ quan tiếp nhận & thời gian giải quyết

đăng ký hộ kinh doanh
Liên hệ 09 8282 1526 để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập cảnh, nhập cư cho người nước ngoài.

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển, quy mô ngày càng lớn thì công ty sẽ có như cầu mở rộng ở nhiều nơi. Ngoài trụ sở chính, công ty có thể thành lập được các địa điểm kinh doanh.

Nếu như trước đây theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, thì hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018, quy định: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”. Như vậy, hiện nay không bắt buộc lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính, tạo điều kiện doanh nghiệp có thể tự do thực hiện lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty.

I. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

1.Thông báo lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

2. Văn bản ủy quyền cho người đi thực hiện thủ tục

3. Bản sao chứng thực CMTND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ

II. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết:

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

III. Thời gian giải quyết:

  • 3-5 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ được nộp đầu đủ

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI THEO SĐT: 09.8282.1526 | Facebook | Zalo ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ TỐT NHẤT.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

Một doanh nghiệp được phép đăng ký mấy trụ sở chính?

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

Dịch vụ visa nhập cảnhQuần Liêu cung cấp dịch vụ visa nhập cảnh Việt Nam trên toàn quốc cho người nước ngoài
Dịch vụ giấy phép lao độngThủ tục bắt buộc phải thực hiện để người nước ngoài có thể làm việc hợp pháp
Dịch vụ visa xuất cảnhVới nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn visa xuất cảnh, chúng tôi tin rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
Dịch vụ giấy phép conChúng tôi cung cấp các dịch vụ giấy phép con như: Bán buôn bán lẻ rượu, An toàn VSTP, VP đại diện, Lữ hành nội địa/quốc tế
Dịch vụ lý lịch tư phápĐảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và nhanh nhất
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sựGiúp bạn rút ngắn thời gian hợp pháp hóa giấy tờ các nước cam kết bảo mật thông tin
Đánh giá post