Chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự – Các quy định pháp luật liên quan

Chứng nhận lãnh sự - hợp pháp hóa lãnh sự
Liên hệ 09 8282 1526 để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập cảnh, nhập cư cho người nước ngoài.
  1. Chứng nhận lãnh sự là gì? Hợp pháp hóa lãnh sự khác như thế nào ?

Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. Phân biệt Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phải được chứng nhận lãnh sự (trừ trường hợp theo quy định của pháp luật); Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp theo quy định của pháp luật).

Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

  1. Các giấy tờ, tài liệu cần đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp thức hóa lãnh sự

  • Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo;
  • Chứng nhận y tế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Giấy tờ, tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.
  1. Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp thức hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp thức hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
  1. Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp thức hóa lãnh sự

  • Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
  • Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
  • Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
  • Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam
  1. Hồ sơ xin chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

    • Đối với việc chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, gồm:
  • 01 tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK
  • Bản phô tô giấy tờ tùy thân không cần phải chứng thực (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu)
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự
  • 02 bản phô tô giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự. (Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản phô tô giấy tờ, tài liệu này để đối chiếu).
    • Đối với việc hợp thức hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam
  • 01 tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK
  • 01 bản photo giấy tờ tùy thân không cần phải chứng thực (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu).
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp thức hóa lãnh sự (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận).
  • 02 bản photo giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp thức hóa lãnh sự
  • 03 bản dịch (gồm: 01 bản gốc và 02 bản photo) giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp thức hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng này). Người nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch. (Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản phô tô giấy tờ, tài liệu này để đối chiếu)
  1. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp thức hóa lãnh sự

  • Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận ở trong nước.

Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp thức hóa lãnh sự.

  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp thức hóa lãnh sự ở nước ngoài.

Tham kháo bài viết liên quan: Phân biệt Hợp pháp hóa lãnh sự và Chứng nhận lãnh sự

Nếu bạn đang gặp rắc rối với việc chuẩn bị hồ sơ thủ tục liên quan đến Hợp pháp hóa lãnh sự, bạn không thể tìm được dịch vụ phù hợp, bạn chỉ cần gọi  0982821526 | Facebook Zalo, QUẦN LIÊU sẽ tư vấn hướng dẫn cho bạn.

Dịch vụ visa nhập cảnhQuần Liêu cung cấp dịch vụ visa nhập cảnh Việt Nam trên toàn quốc cho người nước ngoài
Dịch vụ giấy phép lao độngThủ tục bắt buộc phải thực hiện để người nước ngoài có thể làm việc hợp pháp
Dịch vụ visa xuất cảnhVới nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn visa xuất cảnh, chúng tôi tin rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
Dịch vụ giấy phép conChúng tôi cung cấp các dịch vụ giấy phép con như: Bán buôn bán lẻ rượu, An toàn VSTP, VP đại diện, Lữ hành nội địa/quốc tế
Dịch vụ lý lịch tư phápĐảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và nhanh nhất
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sựGiúp bạn rút ngắn thời gian hợp pháp hóa giấy tờ các nước cam kết bảo mật thông tin
4.5/5 - (70 votes)