Hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp

Hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp
Liên hệ 09 8282 1526 để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập cảnh, nhập cư cho người nước ngoài.

Hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, chúng ta có thể hiểu: “Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”

Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Cùng Quần Liêu tìm hiểu về các nội dung cơ bản và cách thức ghi tờ khai phiếu lý lịch tư pháp chi tiết dưới đây nhé!

MỤC ĐÍCH QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Theo Điều 3 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 thì mục đích quản lý lý lịch tư pháp nhằm:

  1. Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
  2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
  3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự. 
  4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

CÁC LOẠI PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay gồm hai loại là: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài đã, đang cư trú tại Việt Nam. Đồng thời cấp cho tổ chức, cơ quan có yêu cầu nhằm phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp. 

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thường được cá nhân xin cấp để nộp hồ sơ xin việc với doanh nghiệp trong nước, khi chuyển công tác hoặc xin giấy phép hành nghề, giấy phép lao động,…

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Được cấp cho cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, người không có hộ khẩu thường trú, không có nơi tạm trú hoặc người không xác định được nơi cư trú. Phiếu số 2 cũng cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, xét xử, truy tố. 

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thường do cá nhân xin cấp để nộp hồ sơ xin việc trong công ty nước ngoài, nộp hồ sơ du học, kết hôn ở nước ngoài hay nhập quốc tịch,…

Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Phiếu lý lịch tư pháp số 2

MẪU TỜ KHAI LÝ LỊCH TƯ PHÁP TỰ KHAI – TỰ NỘP MỚI NHẤT 

Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất hiện nay là mẫu số 03/2013/TT-LLTP. Tờ khai này được ban hành theo Thông tư số 16/2013/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
Những nội dung chính trong tờ khai phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:

Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp trang 1
Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp trang 1
Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp trang 2
Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp trang 2
  • Phần 1: Thông tin về cá nhân (bao gồm mối quan hệ gia đình), gồm có 11 mục. Đây là phần bắt buộc điền đầy đủ.
  • Phần 2: Quá trình cư trú của bản thân từ năm 14 tuổi đến hiện tại.
  • Phần 3: Án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã,… trước đó (nếu có).
  • Phần 4: Lựa chọn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2.
  • Phần 5: Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
  • Phần 6: Lời cam kết và chữ ký xác nhận của người khai.

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI TỜ KHAI PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP CHI TIẾT

PHẦN 1: Phần khai thông tin cá nhân

Mục 1: “Tên tôi là”: Ghi đầy đủ họ và tên của bản thân, viết in hoa, đủ dấu.
Mục 2: “Tên gọi khác (nếu có)”: Nếu có tên gọi khác (hoặc tên gọi thường ngày) thì ghi vào mục này. Nếu không có thì ghi “Không”.
Mục 3: “Giới tính”: Điền giới tính của bản thân: nam hoặc nữ. 
Mục 4: “Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của bản thân theo định dạng ngày/tháng/năm.
Mục 5: “Nơi sinh”: Ghi rõ xã/ phường, huyện/ quận, tỉnh/ thành nơi bản thân sinh ra.
Mục 6: “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch của bản thân. Ví dụ: Việt Nam, Lào,…
Mục 7: “Dân tộc”: Ghi dân tộc của bản thân. Ví dụ: Kinh, Dao,…
Mục 8 và Mục 9: “Nơi thường trú” và “Nơi tạm trú”: Ghi rõ xã/ phường, huyện/ quận, tỉnh/ thành cả hai địa chỉ (nếu có).
Mục 10: “Số CMND/Hộ chiếu”: Số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc số Hộ chiếu được ghi bằng các con số/chữ cái cụ thể. Ghi đầy đủ tên loại giấy tờ, số, ngày cấp, nơi cấp giấy tờ.
Mục 11,12,13: “Họ tên và ngày sinh cha, mẹ, vợ/chồng”: Họ và tên của cha, mẹ, vợ/chồng được ghi đầy đủ bằng chữ in hoa, cùng với ngày tháng năm sinh của từng người theo định dạng ngày/tháng/năm.
Mục 14: “Số điện thoại/email”: Ghi số điện thoại hoặc email của bản thân để liên lạc khi cần thiết.

PHẦN 2: Phần khai quá trình cư trú của bản thân

Cột “Thời gian”: Bắt đầu ghi từ năm 14 tuổi đến thời điểm hiện tại. Ghi quãng thời gian theo định dạng tháng/năm – tháng/năm.
Cột “Nơi thường trú/Tạm trú”: Ghi rõ xã/ phường, huyện/ quận, tỉnh/ thành cư trú theo thời gian tương ứng.
Cột “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ chức danh công việc đảm nhiệm. Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.

PHẦN 3: Phần khai án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm

Khai cụ thể nội dung án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã,… trước đó (nếu có). Ví dụ: Nội dung án tích, thời gian thi hành, đã/chưa xóa án tích, thời gian xóa án tích,…
Nếu không có thì ghi là “Không””.

PHẦN 4: Phần khai loại phiếu lý lịch tư pháp cần cấp

Đánh dấu X vào một trong 2 ô vuông: số 1 hoặc số 2 để lựa chọn mẫu Phiếu số 1 hoặc Phiếu số 2 theo nhu cầu của bản thân:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nếu cần cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mà vẫn muốn thể hiện nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì đánh dấu X vào ô “Có”. Nếu không có nhu cầu thì đánh dấu X vào ô “Không”.

PHẦN 5: Phần khai mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp

Ghi rõ mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Tham khảo nội dung Điều 3 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 nêu trên. Ví dụ: Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp để nộp tại cơ quan/đơn vị …….. theo yêu cầu.

PHẦN 6: Phần cam kết và ký tên

Ghi rõ địa danh, ngày tháng năm khai tờ khai phiếu lý lịch tư pháp.
Ký, ghi rõ họ tên vào phần chỉ định.

Bạn đang gặp khó khăn với việc chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục liên quan đến Hướng dẫn ghi tờ khai phiếu lý lịch tư pháp, bạn không thể tìm được dịch vụ hỗ trợ phù hợp? Hãy gọi đến hotline 0982821526 | Facebook | Zalo, QUẦN LIÊU sẽ tư vấn cho bạn với sự tận tâm và chính xác nhất!

 

Dịch vụ visa nhập cảnhQuần Liêu cung cấp dịch vụ visa nhập cảnh Việt Nam trên toàn quốc cho người nước ngoài
Dịch vụ giấy phép lao độngThủ tục bắt buộc phải thực hiện để người nước ngoài có thể làm việc hợp pháp
Dịch vụ visa xuất cảnhVới nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn visa xuất cảnh, chúng tôi tin rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
Dịch vụ giấy phép conChúng tôi cung cấp các dịch vụ giấy phép con như: Bán buôn bán lẻ rượu, An toàn VSTP, VP đại diện, Lữ hành nội địa/quốc tế
Dịch vụ lý lịch tư phápĐảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và nhanh nhất
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sựGiúp bạn rút ngắn thời gian hợp pháp hóa giấy tờ các nước cam kết bảo mật thông tin
5/5 - (19 votes)