Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là gì?
Liên hệ 09 8282 1526 để được tư vấn miễn phí về các thủ tục nhập cảnh, nhập cư cho người nước ngoài.

Giấy phép lao động là gì? Câu hỏi được đặt ra khi doanh nghiệp đang tìm hiểu các thủ tục để một người nước ngoài có thể làm việc ở Việt Nam một cách hợp pháp. Cùng Quần Liêu tìm hiểu chi tiết về Giấy phép lao động qua bài viết này.

Quá trình hội nhập đã và đang tạo ra dòng dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trên thế giới. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam là nơi thu hút nhiều lao động từ các quốc gia khác nhau. Để làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp thì người nước ngoài cần phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trừ một số trường hợp nhất định. Vậy Giấy phép lao động là gì? Quy định về Giấy phép lao động?

Câu trả lời cho Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động cho người nước ngoài (Work permit) là văn bản cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam.  Mẫu giấy phép lao động được quy định tại Mẫu số 12/ PLI Nghị định 152/2020/NĐ-CP, cụ thể:

  • Trang 1 là mặt ngoài của giấy phép lao động (GPLĐ), gồm các thông tin: Quốc hiệu, quốc huy, loại giấy tờ, số giấy phép.
  • Trang 2 thể hiện những thông tin đầy đủ của người lao động nước ngoài:
    • Ảnh chân dung: nền trắng, mặt chính diện, không đội mũ hay đeo kính màu;
    • Họ và tên: Ghi chữ in hoa, đậm;
    • Giới tính;
    • Ngày, tháng, năm sinh;
    • Quốc tịch, số hộ chiếu;
    • Doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc;
    • Địa điểm làm việc;
    • Vị trí công việc: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
    • Chức danh công việc;
    • Thời hạn: làm việc từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào;
    • Tình trạng giấy phép: cấp mới, cấp lại, số lần cấp lại.

Điều kiện để được cấp giấy phép lao động là gì?

  • Điều kiện chung
    • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
    • Có đủ điều kiện sức khỏe để làm việc;
    • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy  định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (thể hiện qua lý lịch tư pháp);
  • Điều kiện riêng đối với từng vị trí công việc
    • Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
    • Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
    • Chuyên gia là người lao động có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03  năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí công việc đã được đào tạo hoặc đã được cấp chứng chỉ nghề và có kinh nghiệm 05 năm trở lên. 
    • Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo hoặc người có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc với vị trí làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật phù hợp với vị trí làm việc dự kiến tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020 NĐ-CP, Giấy phép lao động có thời hạn tối đa là 2 năm. Doanh nghiệp, tổ chức có thể xin cấp với thời hạn phù hợp theo nhu cầu sử dụng lao động của mình và được gia hạn tối đa 01 lần bằng thời hạn được cấp nhưng không quá 02 năm

  1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
    • Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trự sở
    • Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố)
    • Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ……theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
  • Mức phạt khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không xin cấp GPLĐ
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện phải xin giấy phép lao động thì sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.
  • Đối với người sử dụng lao động, trong trường hợp sử dụng người lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt dao động từ 30-75 triệu đồng. Đây là mức phạt áp dụng với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 60 – 150 triệu đồng.

Hiện nay người nước ngoài vào Việt Nam làm việc rất nhiều. Để lao động hợp pháp thì họ bắt buộc phải có giấy phép lao động (trừ một số trường hợp). Thế nhưng xin giấy phép này không hề dễ dàng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên nhiều người đã cố tình “lao động chui”. Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động nước ngoài nên Quần Liêu hiện đang cung cấp dịch vụ cấp Giấy phép lao động chuyên nghiệp giúp quý khách hàng nhanh chóng xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài với những ưu đãi sau:

  • Giải đáp miễn phí mọi thắc mắc về các thủ tục cũng như các vấn đề liên quan đến việc xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
  • Tư vấn, hỗ trợ việc hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục
  • Đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục (bao gồm nộp, xử lý hồ sơ và nhận kết quả).

Trên đây là toàn bộ nội dung về Giấy phép lao động là gì? Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất.

Dịch vụ visa nhập cảnhQuần Liêu cung cấp dịch vụ visa nhập cảnh Việt Nam trên toàn quốc cho người nước ngoài
Dịch vụ giấy phép lao độngThủ tục bắt buộc phải thực hiện để người nước ngoài có thể làm việc hợp pháp
Dịch vụ visa xuất cảnhVới nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn visa xuất cảnh, chúng tôi tin rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
Dịch vụ giấy phép conChúng tôi cung cấp các dịch vụ giấy phép con như: Bán buôn bán lẻ rượu, An toàn VSTP, VP đại diện, Lữ hành nội địa/quốc tế
Dịch vụ lý lịch tư phápĐảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và nhanh nhất
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sựGiúp bạn rút ngắn thời gian hợp pháp hóa giấy tờ các nước cam kết bảo mật thông tin
Đánh giá post